Theo quan niệm phong thủy học, phòng bếp khi bố trí, thiết kế phải đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí” tức là phải tránh gió để tụ được khí, vì vậy tối kỵ khi bếp ở hướng bị gió lùa.
Phong thủy học cho rằng nếu bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ đều không tốt, vì chủ yếu là sợ gió thổi từ cửa vào hoặc từ cửa sổ vào bếp.
Ngoài ý nghĩa phong thủy, việc nếu đặt bếp ở hướng gió thổi, khi gió to thổi lửa liếm ra 4 phía còn có thể gây nên hỏa hoạn rất nguy hiểm.
Thủy – Hỏa xung khắc nhau theo quan niệm phong thủy, do đó “hỏa khí” của bếp nóng không thể dung hòa với “thủy khí” mát lạnh của nước, chính là quan niệm “thủy hỏa bất dung”, như vậy là xung khắc với bếp nấu.
Vì vậy, bếp nấu nên tránh đặt lên trên rãnh, mương, đường nước. Khi bố trí phòng bếp, bạn cũng nên chú ý không đặt bếp ở thế bị kẹp giữa hai thứ có mang theo “thủy” như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát…
Khi lựa chọn bố trí phòng bếp trong nhà, gia chủ nên đặt bếp theo vị trí “tọa hung hướng cát”.
Tọa hung nghĩa là bếp nên được đặt vào phương vị không lành (hướng hung), để hộ trợ áp chế những luồng khí xấu gây bất lợi cho gia chủ. Luồng khí dương ở bếp nấu sinh ra có thể giúp điều hòa các luồng khí gây bất lợi này, giúp cải thiện phong thủy của căn nhà một cách hiệu quả. Song song với nó thì bếp “tọa hung” nhưng lại phải “hướng cát” tức là cửa của bếp nhất định phải quay về hướng tốt để nó có thể hút được khí lành.
Trong “Kim quang đẩu lâm kinh” đã nói “Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành mới nhanh có phúc”
Một điều rất quan trọng mà bạn cũng rất nên chú ý đó là việc bố trí phòng bếp cần cách xa phòng ngủ, chủ yếu là vì bếp nóng bức, khói dầu mỡ nhiều, người hít phải nhiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phòng bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống, nếu không giữ gìn vệ sinh thì rất có khả năng “bệnh tòng khẩu nhập” (bệnh thâm nhập từ đường ăn uống), ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, môi trường vệ sinh của nhà bếp kém sẽ ảnh hưởng đến hứng thú của người nấu đồ ăn thức uống. Do đó, bạn nên loại bỏ các thứ lặt vặt không cần dùng trong nhà bếp, tuyệt đối không biến nhà bếp thành chỗ chứa các đồ vặt vãnh vừa làm xấu nhà bếp vừa không đảm bảo vệ sinh thông thoáng. Nếu phòng bếp của gia đình bị tối, bạn cần lắp đặt thêm đèn chiếu sáng ở các vị trí cần nhiều ánh sáng như chỗ nấu ăn, bàn ăn…
Phong thủy học cho rằng nếu bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ đều không tốt, vì chủ yếu là sợ gió thổi từ cửa vào hoặc từ cửa sổ vào bếp.
Ngoài ý nghĩa phong thủy, việc nếu đặt bếp ở hướng gió thổi, khi gió to thổi lửa liếm ra 4 phía còn có thể gây nên hỏa hoạn rất nguy hiểm.
Thủy – Hỏa xung khắc nhau theo quan niệm phong thủy, do đó “hỏa khí” của bếp nóng không thể dung hòa với “thủy khí” mát lạnh của nước, chính là quan niệm “thủy hỏa bất dung”, như vậy là xung khắc với bếp nấu.
Vì vậy, bếp nấu nên tránh đặt lên trên rãnh, mương, đường nước. Khi bố trí phòng bếp, bạn cũng nên chú ý không đặt bếp ở thế bị kẹp giữa hai thứ có mang theo “thủy” như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát…
Khi lựa chọn bố trí phòng bếp trong nhà, gia chủ nên đặt bếp theo vị trí “tọa hung hướng cát”.
Tọa hung nghĩa là bếp nên được đặt vào phương vị không lành (hướng hung), để hộ trợ áp chế những luồng khí xấu gây bất lợi cho gia chủ. Luồng khí dương ở bếp nấu sinh ra có thể giúp điều hòa các luồng khí gây bất lợi này, giúp cải thiện phong thủy của căn nhà một cách hiệu quả. Song song với nó thì bếp “tọa hung” nhưng lại phải “hướng cát” tức là cửa của bếp nhất định phải quay về hướng tốt để nó có thể hút được khí lành.
Trong “Kim quang đẩu lâm kinh” đã nói “Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành mới nhanh có phúc”
Một điều rất quan trọng mà bạn cũng rất nên chú ý đó là việc bố trí phòng bếp cần cách xa phòng ngủ, chủ yếu là vì bếp nóng bức, khói dầu mỡ nhiều, người hít phải nhiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phòng bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống, nếu không giữ gìn vệ sinh thì rất có khả năng “bệnh tòng khẩu nhập” (bệnh thâm nhập từ đường ăn uống), ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, môi trường vệ sinh của nhà bếp kém sẽ ảnh hưởng đến hứng thú của người nấu đồ ăn thức uống. Do đó, bạn nên loại bỏ các thứ lặt vặt không cần dùng trong nhà bếp, tuyệt đối không biến nhà bếp thành chỗ chứa các đồ vặt vãnh vừa làm xấu nhà bếp vừa không đảm bảo vệ sinh thông thoáng. Nếu phòng bếp của gia đình bị tối, bạn cần lắp đặt thêm đèn chiếu sáng ở các vị trí cần nhiều ánh sáng như chỗ nấu ăn, bàn ăn…
CÁC TIN KHÁC:
Những điều nên biết về giếng trời 12/04/2012
Để phòng khách nhỏ mà vẫn thoáng 22/02/2012
Lựa chọn đèn cho phòng ăn 03/02/2012
Giải pháp cho nhà nghịch hướng và thóp hậu 10/01/2012
Sắp đặt nội thất trong phòng khách rộng 06/01/2012
Gợi ý một số kiểu hàng rào đẹp cho nhà ống 23/12/2011
Thiết kế cầu thang nhà phố cao tầng 20/12/2011
Chọn cửa sổ phù hợp cho nhà ở 15/12/2011
Tư vấn bài trí phòng khách bề ngang 3m 09/12/2011
Treo ảnh gia đình đơn giản mà đẹp 05/12/2011
Quy tắc vàng bố trí đồ đạc cho nhà mới 05/12/2011
Những lưu ý khi xếp đồ cho nhà mới 29/11/2011
Chuyên gia Nhật tư vấn làm nhà kiểu Nhật 28/11/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét